Tác dụng của cây ngưu bàng

Ngưu bàng là thảo dược có nguồn gốc từ Nhật Bản, được đưa về Việt Nam trồng. Ngưu bàng thường mọc hoang, cao khoảng 1-1,5 mét, cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, cánh hoa có màu hơi tím, lá to rộng có hình tim, mặt dưới lá có nhiều lông trắng.

Cây ngưu bàng dùng để làm gì?

cu-nguu-bang-tuoi-1

Củ, lá và hạt của rễ ngưu bàng được dùng để tăng dòng nước tiểu, giết mầm bệnh, giảm sốt và “làm sạch” máu.

Rễ ngưu bàng còn có khả năng điều trị cảm lạnh, ung thư, chán ăn thần kinh, tiêu hoá, đau khớp, gút, viêm bàng quang, biến chứng giang mai và các tình trạng da bao gồm mụn trứng cá và bệnh vẩy nến.

Rễ ngưu bàng giúp kiểm soát chứng huyết áp cao, “cứng động mạch” (xơ cứng động mạch) và bệnh gan. Bên cạnh đó, một số người sử dụng rễ ngưu bàng nhằm tăng ham muốn tình dục, điều trị tình trạng da khô (ichthyosis), mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và chàm.

Thành phần hóa học của cây ngưu bàng

Quả và lá ngưu bàng chứa một chất đắng là arctiosid (khi thuỷ phân cho glucose và arctigenin), lappaol A,B. Rễ chứa chủ yếu là inulin (45%), tanin, axit stearic, một carbon hydrogen và một phytosterol.

Cơ chế hoạt động của cây ngưu bàng?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng rễ ngưu bàng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng rễ ngưu bàng có chứa các hóa chất có hoạt tính chống lại vi khuẩn và viêm.

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây ngưu bàng là gì?

Bộ phận của cây ngưu bàng được dùng làm thuốc là quả (ngưu bàng tử) và rễ (ngưu bàng căn).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *